Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Người bệnh tiểu đường nên ăn uống và kết hợp với vận động như thế nào cho hợp lý

Tiểu đường được chia ra làm hai loại chính, đó là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Người mắc tiểu đường type 1 thường là trẻ em và người ở độ tuổi vị thành niên từ 10 đến 16 tuổi. Người trên 40 tuổi bị béo phì thường dễ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng. Biến chứng cấp tính có thể gây hôn mê do đường huyết trong máu tăng cao, biến chứng mãn tính như cao huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Ngoài ra, còn có các biến chứng mắt như bị đục thủy tinh thể, mù mắt, các bệnh nhiễm trùng về da, đường tiểu, bàn chân.
Do đó, việc ăn uống thế nào để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu là điều rất cần thiết và quan trọng đối với các bệnh nhân bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên ăn ít trong mỗi bữa, ăn đều đặn, không bỏ bữa và nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, kiêng ăn uống các loại đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, mứt, nước ngọt và hạn chế ăn các loại thức ăn giàu tinh bột như cơm, mì, hủ tiếu, phở, bún, cháo.
Không ăn các loại da, phủ tạng động vật. Bệnh nhân nên ăn cá nhiều hơn thịt, chú ý ăn các loại cá ít mỡ, không nên ăn mặn và tránh ăn những thức ăn chế biến sẵn như mì tôm, patê, lạp xưởng, giò chả, nhà có người bệnh tiểu đường không nên cất trữ các loại thực phẩm này trong nhà; ăn nhiều trái cây tươi ít ngọt như thanh long, bưởi, cam, mận, sơri. Uống đủ nước (ít nhất 2 lít/ngày), đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, bầu bí, mướp đắng, bông cải và các loại đậu.

Tập những môn thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Việc tập thể dục làm cho tim đập điều hòa, mạnh mẽ và làm mức đường trong máu dễ kiểm soát hơn. Người bệnh tiểu đường nên chọn những loại thể dục cần hoạt động chân tay nhiều và đều đặn như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội... Mỗi tuần tập ít nhất 3-4 giờ, mỗi lần khoảng nửa giờ.
Tuyệt đối tránh những loại thể dục đòi hỏi sức chịu đựng cao, như tạ, hít đất vì có thể làm tăng huyết áp. Ngoài chế độ ăn uống thích hợp và luyện tập thể dục đều đặn, bệnh nhân phải được bác sĩ thường xuyên theo dõi để có những hướng dẫn phù hợp với tình trạng bệnh lý nhằm hạn chế thấp nhất các biến chứng.
Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hẳn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa nếu như biết cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu thông qua việc kiểm soát ăn uống chất bột đường, vận động cơ thể, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát trọng lượng cơ thể để không bị béo phì.

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG NÊN TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĂN NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh tiểu đường xuất hiện khi trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin.  Điều quan trọng trong việc điều trị tiểu đường là chế độ dinh dưỡng.  Dinh dưỡng không đúng sẽ gây ra các bênh thiếu, thừa dinh dưỡng và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị  bệnh. Để nâng cao sức khoẻ và tuổi thọ, người bệnh cần có chế độ ăn cân đối và hợp lý.

  1. Mục đích của điều trị bệnh tiểu đường:


-Phòng ngừa các biến chứng
-Giúp chất lượng cuộc sống được cải thiện
-Kiểm soát cũng như đưa lượng glucose trong máu về mức bình thường

     2. Mục đích của chế độ dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường:

-Dinh dưỡng phù hợp cùng hoạt động thể chất giúp cải thiện sức khoẻ
-Ngăn ngừa và giảm biến chứng của bệnh đái tháo đường
-Phù hợp với tập quán, thói quen ăn uống, tình trạng sức khoẻ và lối sống của từng người bệnh

-Ngăn ngừa các bệnh béo phì, tim mạch, tăng huyết áp bệnh thận bằng cách thay đổi khẩu phần ăn và có lối sống phù hợp.

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng:

Đảm bảo đủ năng lượng và cân đối về dinh dưỡng:
-Ăn đúng lượng thực phẩm cơ thể cần thiết hàng ngày để duy trì cân nặng hợp lý (không thiếu hay thừa cân). Chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, công việc…
-Đa dạng hoá thực phẩm hàng ngày với số lượng và thời gian hợp lý, cân đối thành phần dinh dưỡng .
Kiểm soát được đường huyết, không làm tăng hoặc giảm  đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn. Nếu đường huyết tăng thường là sau bữa ăn sẽ gây ra nhiều biến chứng mạn tính như:các bệnh về thần kinh, bệnh thận,…Đường huyết giảm (trước bữa ăn) có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện  và điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh cần cân đối và chia nhỏ bữa ăn.
Không làm tăng nguy cơ gây rối loạn mỡ máu, suy thận, tăng huyết áp, đặc biệt là ngăn ngừa thừa cân-béo phì.
Không làm thay đổi nhanh và nhiều khối lượng cũng như chất lượng bữa ăn.
Và tuỳ theo thể trạng, mức độ bệnh (tuýp I, tuýp II) của bệnh nhân mà bác sĩ có chế độ dinh dưỡng khác nhau.
-Người bệnh tiểu đường tuýp 1:
·         Cân bằng đường huyết
·         Cân đối giữa các bữa ăn và tiêm insulin
-Người bệnh tiểu đường tuýp 2: Đối với người bệnh tiểu đường cần giảm cân phải tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt nhằm hạn chế thừa cân và tăng đường huyết. Ngoài việc ăn theo chế độ ăn kiêng , người bệnh cần quan tâm đến những thực phẩm ăn hàng ngày.

3. Kế hoạch cho các bữa ăn:

Người bệnh tiểu đường phải tuân thủ chế độ ăn như sau:
- Phải theo chế độ ăn kiêng của bác sĩ (không thay đổi số lượng cũng như chất lượng bữa ăn quá nhiều)
- Ăn uống đúng giờ, điều độ, không nên để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
- Ăn nhiều lần trong ngày, kể cả ban đêm để tránh bị hạ đường huyết.
-Sử dụng thức ăn có đường huyết thấp
-Giữ ổn đinh lượng đường bột phù hợp từng người  bằng cách biết thay thế thức ăn giàu bột đường
-Chế độ luyện tập, vận động phải phù hợp, đều đặn và đúng giờ
Các loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn:



Ăn nhiều chất sơ  (rau, trái cây): hạn chế ăn các loại trái cây ngọt như: xoài, chuối, nhãn, nho, na,..Nên ăn các loại trái cây ít đường: dưa lưới, dâu tây, cam, đào.Khi ăn rau quả tươi nên ăn luôn xác sẽ có nhiều chất sơ làm giảm hấp thu đường ( không nên ép lấy nước uống). Ăn trái cây có màu đậm có nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khoẻ và tim mạch.
Ngoài ra, chất sơ có nhiều trong ngũ cốc đặc biệt lớp vỏ lụa, rau, các loại khoai, bánh mì đen, gạo lức, các loại đậu,... nên sử dụng các loại thực phẩm thô, ít chà sát vì lớp vỏ có nhiều Vitamin và khoáng chất hơn.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường hiệu quả là dùng trái khổ qua (mướp đắng) vì trong khổ qua có chất giống insulin làm giảm đường huyết đồng thời giảm cân rất hiệu quả
Chất đạm: ưu tiên ăn nhiều cá  (cá mòi và cá trích) vì có nhiều chất béo Omega 3, trứng, đậu và các chế phẩm từ  đậu (đậu phụ, sữa đậu nành), các loại thịt trắng (thịt gà, thịt vịt). Người bênh không nên ăn mỡ động vật, da gà, da vịt , phủ tạng động vật, lươn vì có chứa nhiều cholesterol, không ăn các thức ăn nhanh có nhiều dầu mỡ, đồ hộp (thịt hộp, pate, xúc xích)
Chất béo: hạn chế tối đa dầu mỡ, chỉ nên ăn các loại dầu như: dầu nành, dầu olive, dầu mè, dầu hạt cải, dầu hướng dương
Bệnh nhân tiểu đường cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, mỗi ngày nên ăn trên 20 loại thực phẩm vì mỗi loại thực phẩm có các chất dinh dưỡng nhất định và bổ sung cho nhau để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Không nên ăn quá nhiều 1 loại thực phẩm cũng như loại trừ 1 loại thực phẩm nào
Không nên ăn các thực phẩm:
Muối: Giảm muối trong khẩu phần ăn: Giảm lượng muối tối đa đến mức chấp nhận được trong chế biến thức ăn. Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều muối (dưa cà, thịt, cá muối,..), đồ hộp nhiều muối, giảm ăn canh vì canh chứa nhiều muối.
Đường: người bệnh nên sử dụng chất ngọt nhân tạo: đường dành riêng người ăn kiêng, sản phẩm dành riêng cho người tiểu đường chỉ được sử dụng đường dành riêng cho người tiểu đường. Tuyệt đối tránh xa các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga,..
Rượu: người bệnh tiểu đường có thể uống rượu vừa phải, uống khoảng 2 ly nhỏ mỗi ngày và nên uống rượu vang, tránh xa các loại rượu ngọt. Những lưu ý khi uống rượu:
-Không uống rượu khi bụng đói, chỉ uống rượu ở mức cho phép
-Không nên uống thuốc hạ đường huyết chung với rượu
-Khi uống rượu nên theo dõi đường huyết thường xuyên để đề phòng hạ đường huyết.
Nước: tránh xa các loại nước ngọt và nước có ga. Thay thế bằng nước uống ít calo hoặc không calo: nước lọc, nước ép,..
Không nên sử dụng đồ hộp (trái cây đóng hộp, thịt hộp), dưa chua, kim chi,..
Không nên ăn các thức ăn chiên xào, chỉ nên ăn thức ăn luộc, nướng, hấp.

Chọn các loại sữa, sữa chua ít béo hoặc đã tách béo để đảm bảo không tăng đường huyết mà vẫn cung cấp đầy đủ canxi.